Trong bài viết này, tổng hợp một số hàm xử lý chuỗi (Text) thường xuyên dùng nhất trong Excel. Giới thiệu Cú pháp, chức năng và cách sử dụng các hàm xử lý chuỗi: LEFT, RIGHT, MID, LEN, UPPER, PROPER, LOWER, TRIM.
Khi làm việc trên bảng tính Excel, ngoài việc thao tác với Dữ liệu là các con số thì Dữ liệu dạng chuỗi (Text) cũng là dạng dữ liệu thường xuyên xuất hiện trong Excel.
1. Hàm LEFT trong EXCEL
+ Cú pháp :
LEFT(text,[number_chars]) hoặc LEFT(text, n)
Trong đó:
Text: chuỗi ký tự
n: Số ký tự cần trích ra từ chuỗi ký tự (Tham số này có thể có hoặc không. Nếu không có tham số, Excel sẽ mặc định giá trị là 1).
+ Chức năng: Trích ra n ký tự từ chuỗi Text kể từ phía bên trái.
Ví dụ 1: Trích ra 3 ký tự từ chuỗi “HocExcel.Org” từ phía bên trái. Công thức sẽ là:
LEFT(“HocExcel.Org”,3) = Hoc
Các tham số trong hàm LEFT ở công thức này:
Text=”HocExcel.Org” (Vì ở dạng Text nên chuỗi phải đặt trong dấu ngoặc kép)
n = 3: Số ký tự sẽ trích ra
Ví dụ 2: Dựa vào bảng Danh sách nhân viên của Công ty X, yêu cầu điền kết quả vào cột “Phân loại theo chức vụ” biết rằng cột này nhận 2 ký tự đầu của Mã số Nhân Viên.
Áp dụng hàm LEFT trong Excel để điền vào cột “Phân loại theo Chức vụ”
Vì cột Phân loại theo Chức vụ nhận 2 chữ cái đầu của Mã số Nhân viên, nên áp dụng hàm xử lý chuỗi LEFT trong EXCEL, kết quả cho ô D3 như sau: D3 =LEFT(C3,2)Sao chép công thức xuống các ô còn lại, ta thu được kết quả như sau:
Kết quả cột “Phân Loại theo Chức vụ” khi áp dụng hàm RIGHT trong EXCEL
2. Hàm RIGHT trong Excel
Hàm RIGHT trong EXCEL có cấu trúc tương tự như hàm LEFT trong EXCEL. Chỉ khác hàm LEFT ở chức năng: HàmRIGHT sẽ trích ra số ký tự từ phía bên phải của chuỗi.
+ Cú pháp :
RIGHT(text,[number_chars]) hoặc RIGHT(text, n)
Trong đó:
Text: chuỗi ký tự
n: Số ký tự cần trích ra từ chuỗi ký tự (Tham số này có thể có hoặc không. Nếu không có tham số, Excel sẽ mặc định giá trị là 1).
+ Chức năng: Trích ra n ký tự từ chuỗi Text kể từ phía bên PHẢI.
Ví dụ 1: Trích ra 3 ký tự từ chuỗi “HocExcel.Org” từ phía bên phải. Công thức sẽ là:
RIGHT(“HocExcel.Org”,3) = Org
Các tham số trong hàm RIGHT ở công thức này:
Text=”HocExcel.Org”
n = 3: Số ký tự sẽ trích ra
Ví dụ 2: Dựa vào bảng Danh sách nhân viên của Công ty X, yêu cầu điền kết quả vào cột “Phân loại theo số hiệu” biết rằng cột này nhận 3 ký tự cuối của Mã số Nhân Viên.
Khác với cột Phân loại theo Chức vụ, vì cột phân loại theo Số hiệu nhận 3 ký tự cuối của Mã Số Nhân viên, nên ta áp dụnghàm RIGHT trong trường hợp này.
Công thức cho ô kết quả E3 như sau: E3 =RIGHT(C3,3)
Sao chép công thức bằng cách kéo xuống các ô còn lại, ta thu được kết quả như sau:
Kết quả cột “Phân loại theo Số hiệu” khi áp dụng hàm RIGHT trong EXCEL
3. Hàm MID trong Excel
Để trích ra số ký tự trong chuỗi từ phía trái và phía phải của chuỗi Text, ta dùng hàm Left, Right. Nhưng để trích ra số ký tự từ một vị trí bất kỳ trong chuỗi, ta làm thế nào. Hàm MID sẽ giúp các bạn thực hiện điều đó.
+ Cú pháp:
MID(Text, start_num, num_chars) hoặc MID(Text, m,n)
+ Chức năng: Trích ra n ký tự của chuỗi Text từ vị trí thứ n.
Ví dụ 1: Trích ra 5 ký tự từ vị trí thứ 4 trong chuỗi “HocExcel.Org”. Áp dụng cú pháp của hàm MID, công thức cho trường hợp này như sau:
MID(“HocExcel.Org, 4,5) = Excel
Ví dụ 2: Dựa vào bảng Danh sách nhân viên của Công ty X, yêu cầu điền kết quả vào cột “Phân loại theo bậc lương” biết rằng cột này lấy ký tự thứ 3 và 4 của Mã số Nhân Viên.
Công thức trong trường hợp này như sau:
Cú pháp của hàm LEFT, RIGHT Trên Excel 2003, Excel 2007, Excel 2010, Excel 2013 là như nhau.
4. Hàm LOWER trong Excel
Cú pháp: LOWER(text)
Chức năng: Chuyển tất các các ký tự trong chuỗi text sang chữ thường.
Ví dụ: LOWER(“HOCEXCEL.ORG”)=hocexcel.org
5. Hàm UPPER trong Excel
Cú pháp: UPPER(text)
Chức năng: Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi text sang chữ hoa.
Ví dụ: UPPER(“HocExcel.Org”)= HOCEXCEL.ORG
6. Hàm PROPER trong Excel
Cú pháp: PROPER(text)
Chức năng: Chuyển tất cả các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi text sang chữ hoa và các ký tự còn lại sang chữ thường.
ví dụ: PROPER(“MiCROsoFt ExCel”)= Microsoft Excel
7. Hàm LEN trong Excel
Cú pháp: LEN(text)
Chức năng: Trả về giá trị là chiều dài của chuỗi text (Số ký tự trong chuỗi)
Ví dụ: LEN(“HocExcel)=8
8. Hàm TRIM trong Excel
Cú pháp: TRIM(text)
Chức năng: Trả về chuỗi text sau khi đã cắt bỏ các ký tự trống ở hai đầu chuỗi.
Ví dụ: TRIM(“ EXCEL “)=EXCEL
( Theo hocexcel.org )
Không có nhận xét nào: