Tên gọi Windows 8 vốn được người dùng và giới công nghệ sử dụng để đặt cho phiên bản Windows tiếp theo sau phiên bản Windows 7, và thật bất ngờ khi Microsoft đã quyết định chọn tên gọi này để đặt cho hệ điều hành mới nhất của mình.
1) Windows 8 gồm bao nhiêu phiên bản?
Micrsoft cho biết Windows 8 gồm 4 phiên bản. Bản Windows 8 và Windows 8 Pro dành cho người tiêu dùng, Windows RT chỉ dùng cho máy tính bảng, bản Windows 8 Enterprise dành cho hợp đồng mua bản quyền số lượng lớn. Windows 8, Windows 8 Pro và Windows 8 enterprise đều gồm 2 phiên bản 32 bit và 64 bit.
Sự khác nhau giữa phiên bản Windows 8 và Windows 8 Pro?
Theo trang blog Microsoft, Windows 8 phù hợp với người dùng thông thường, Windows 8 Pro phù hợp với người dùng am hiểu kỹ thuật, kinh doanh. Windows 8 Pro có một số tính năng mà người dùng thông thường ít quan tâm như ảo hóa Client Hyper-V, mã hóa đĩa BitLocker.
Windows 8 không tích hợp phần mềm “rạp hát gia đình” Windows Media Center. Nếu muốn Windows Media Center, bạn cần tải về gói Windows 8 Pro Pack để nâng cấp lên phiên bản Windows 8 Pro. Microsoft chưa công bố giá gói nâng cấp này. Windows 8 Pro cũng không tích hợp sẵn phần mềm Windows Media Center, tuy nhiên bạn có thể tải về miễn phí phần mềm này.
Windows 8 cũng sẽ bao gồm nền tảng 32-bit và 64-bit tương tự như các phiên bản Windows trước đây và trang bị nhiều tính năng mới mà đã được Microsoft giới thiệu, như các ứng dụng trên giao diện Metro, Xbox Live, khóa máy bằng hình ảnh, hỗ trợ hoạt động trên nhiều màn hình…
Phiên bản cao cấp hơn có tên gọi Windows 8 Pro, đây là phiên bản phù hợp cho các doanh nhân, các nhà thiết kế ứng dụng và các chuyên gia công nghệ, những người đỏi hỏi nhiều tính năng hơn trên chiếc máy tính của mình.
Phiên bản này sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng nâng cao như mã hóa file hệ thống, khởi động từ ổ đĩa ảo, tạo mạng kết nối qua domain…Ngoài ra, phiên bản này còn được Microsoft cung cấp thêm gói phần mềm mở rộng Media Pack, cho phép biến máy tính sử dụng Windows 8 Pro trở thành một thiết bị giải trí đúng nghĩa.
Đáng chú ý nhất trong số những phiên bản của Windows 8 đó chính là phiên bản Windows RT. Đây chính là tên gọi chính thức mà Microsoft sử dụng để đặt cho phiên bản Windows 8 hoạt động trên vi xử lý ARM của mình, chính là phiên bản dành cho máy tính bảng.
Đây là phiên bản hệ điều hành mà nhà sản xuất sẽ cài đặt sẵn trên thiết bị trước khi người dùng mua sản phẩm, do vậy Windows RT sẽ không được phân phối riêng biệt. Windows RT được tích hợp thêm phiên bản miễn phí của bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint, OneNote) cũng như trang bị tính năng mã hóa thiết bị.
Mỗi phiên bản Windows 8 phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng
Ngoài ra, với khách hàng doanh nghiệp, Microsoft cũng trang bị thêm phiên bản Windows 8 Enterprise dành riêng cho doanh nghiệp, trang bị đầy đủ các tính năng của Windows 8 Pro kèm thêm các tính năng cần thiết cho các chuyên gia công nghệ thông tin, để họ có thể quản lý một hoặc nhiều mạng lưới máy tính, với tính năng bảo mật mạnh mẽ…
Đây chỉ là phiên bản đặc biệt dành riêng cho doanh nghiệp nên sẽ không được phân phối rộng rãi cho người dùng. Microsoft cho biết người dùng Windows 7 có thể nâng cấp trực tiếp lên Windows 8 hoặc Windows 8 Pro, phụ thuộc vào phiên bản Windows 7 mà họ đang sử dụng.
2) Chi tiết của các phiên bản Windows 8
Windows 8: phiên bản dành cho các máy tính dùng chip xử lý Intel x86/x64, hỗ trợ nâng cấp từ Windows 7 Starter, Home Basic hay Home Premium, và cung cấp tất cả những tính năng cơ bản của Windows 8, bao gồm: màn hình Start với chức năng phóng lớn ngữ nghĩa, Windows Store, các ứng dụng lõi như Mail, Calendar, People, Messaging, Photos, SkyDrive, Reader, Music và Video, trình duyệt web Internet Explorer 10, tích hợp tài khoản Microsoft, Windows Desktop...
Windows 8 Pro: phiên bản này cũng dành cho các máy tính dùng chip Intel x86/x64, hỗ trợ nâng cấp từ thế hệ tiền nhiệm Windows 7 Starter, Home Basic, Home Premium, Professional hay UltimateNgoài những tính năng cơ bản của Windows 8, Windows 8 Pro kèm theo BitLocker và BitLocker To Go, Boot from VHD, Client Hyper-V, khả năng tham gia tên miền, Encrypting File System (EFS), Group Policy và Remote Desktop (máy chủ).
Windows 8 Enterprise: chứa đựng tất cả tính năng của Windows 8 Pro kèm theo nhiều chức năng chuyên dụng dành cho các quản trị công nghệ (IT) trong doanh nghiệp, cho phép quản lý và triển khai các hệ thống máy tính, bảo mật cấp cao, ảo hóa... Phiên bản này chỉ dành cho khách hàng là những doanh nghiệp với thỏa thuận Software Assurance.
Windows RT: đây là phiên bản chỉ được cài đặt sẵn trên các máy tính (PC), máy tính bảng (tablet) hay thiết bị nhúng dùng chip xử lý ARM, đã được tinh gọn để kéo dài tuổi thọ pin. Trước đây, Windows RT có nhiều tên gọi khác như Windows Metro, Windows on ARM hay WOA. Windows RT sẽ bao gồm phiên bản Desktop hỗ trợ điều khiển cảm ứng chạm, các phiên bản Microsoft Word, Excel, PowerPoint và OneNote 15 mới tinh cùng khả năng mã hóa bảo mật cho thiết bị. Windows RT thiếu vắng một vài chức năng so với các phiên bản dành cho nền tảng chip Intel như Storage Spaces, Windows Media Player và tất cả các tính năng dành riêng cho Windows 8 Pro.
3) Tính năng
Tính năng chính được giới thiệu là giao diện người dùng được thiết kế lại khá nhiều, tối ưu cho điều khiển cảm ứng và bàn phím-chuột. Start menu được thay bằng một Màn hình Start mới, gồm các tên ứng dụng đang trực tuyến. Người dùng có thể quay về màn hình Desktop bằng các chọn ứng dụng "Desktop", và quay về màn hình start bằng nút start. Các máy tính bảng khác nhau dùng các nút điều khiển khác nhau để chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ này. Ví dụ về các ứng dụng trên màn hình start gồm một ứng dụng thời tiết, Windows Store, Đầu tư, tin tức từ RSS, trang cá nhân của người dùng, và tài khoản Windows Live của người dùng. Giao diện mới này chủ yếu thiết kế cho các màn hình 16:9, với độ phân giải 1366×768 hoặc lớn hơn để có thể hiển thị cùng lúc hai ứng dụng Windows 8 dùng "Snap". Các màn hình 1024×768 có thể hiển thị một ứng dụng Windows 8 trong chế độ toàn màn hình, và các màn hình 1024×600 chỉ có thể dùng màn hình Desktop Windows truyền thống.
Tính năng mới trong Windows 8
Tất cả các ứng dụng trên Wins 7 sẽ chạy được trên Windows 8.
Cảnh báo cập nhật hệ thống sẽ được thu nhỏ xuống dưới cùng bên phải màn hình đăng nhập.
Window Task Manager được làm mới sẽ treo các ứng dụng khi chúng không hoạt động.
Chức năng reset và làm mới (refresh) PC cho phép đơn giản hóa việc quét và phục hồi hệ thống.
Công nghệ ảo hóa HyperV sẽ được nạp sẵn trong Windows 8. Là Một trong những tính năng mới trên Windows gây chú ý nhiều nhất
Giao diện phong cách Metro sẽ làm mới Mail, ảnh, lịch...
Hỗ trợ đa chạm cho IE 10.
Tập tin Mount ISO
Bất cứ lúc nào bạn cần phải gắn kết một file ISO như: MagicDisk, MagicISO, hoặc một số công cụ khác ít cho công việc hơn. Windows 8 đã loại bỏ sự cần thiết cho các tiện ích này. Bạn chỉ có thể chọn tập tin ISO trong Explorer bằng cách nhấp vào nó, và chọn Mount.
Chức năng Magnifier được cải tiến để phù hợp với các thao tác trên Desktop.
Tích hợp Sky-Drive: Lưu trữ đám mây bây giờ là một bộ phận của hệ điều hành.
Các ứng dụng trên nền đám mây sẽ được hỗ trợ về lưu trữ (bằng dịch vụ SkyDrive của Microsoft).
Windows 8 sẽ không đòi hỏi cấu hình quá cao (máy Lenovo S10 dùng chip Atom đời đầu và 1GB Ram vẫn có thể chạy được Windows 8).
Tiêu thụ ít bộ nhớ hơn: Windows 8 khai thác bộ nhớ hiệu quả và yêu cầu ít bộ nhớ hơn khi chạy. Điều này rất quan trọng đối với những hệ thống như các Ultrabook thường kèm sẵn RAM 4GB và không có khả năng nâng cấp thêm và một số loại phải cấp bộ nhớ cho xử lý đồ họa.
Hiệu năng sử dụng cao hơn: Windows 8 và các hệ thống con nền tảng trong nó tiêu thụ ít tài nguyên CPU hơn những bản trước đó. Điều đó rất quan trọng với thiết bị bỏ túi và máy tính bảng, những thiết bị mà hiệu năng CPU thấp hơn những máy dòng cao.
Yêu cầu không gian lữu trữ giảm: Khi ổ đĩa trạng thái rắn dần trở nên phổ biến thì không gian ổ đĩa lưu file người dùng sẽ được đảm bảo.
Cải thiện tính năng hỗ trợ đa màn hình: Trong số những tính năng của Windows 8 thì quản lý nhiều màn hình là khả năng mới cho phép điều chỉnh và cài đặt vị trí của thanh task bar.
Các ứng dụng Metro-style và Win32 sẽ được bán trên Windows Store.
Các thiết bị chạy Windows 8 được trang bị chip NFC sẽ có chức năng gõ để chia sẻ (tap to share) cho phép gửi dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác, hoặc đơn giản là nhận dữ liệu từ các thiết bị như card NFC.
Quá trình đăng nhập sẽ có thêm lựa chọn dùng ảnh làm mật khẩu.
Windows 8 sẽ có phần mềm antivirus tích hợp.
Hầu hết những khác biệt này sẽ không có ý nghĩa lắm với người dùng máy tính để bàn, nhưng chúng sẽ có những tác động rõ rệt lên các thiết bị di động mà thường có bộ nhớ và CPU có giới hạn.
4) Cấu hình tối thiểu để cài Windows 8
Được Microsoft quảng cáo sẽ làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng nhưng để nâng cấp hoặc cài mới Windows 8, máy tính của người dùng phải đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu do chính hãng công nghệ Mỹ khuyến cáo. Đây cũng là điều kiện gần như bắt buộc để quá trình sử dụng Windows 8 được “mượt mà” nhất.
Bộ vi xử lý: CPU 1 GHz hoặc nhanh hơn.
Bộ nhớ ngẫu nhiên Ram: 1 GB (với bản 32 bit) hoặc 2 GB (với bản 64 bít).
Dung lượng ổ đĩa trống tối thiểu cho ổ cài đặt: 16 GB (với bản 32 bit) hoặc 20 GB (với bản 64 bit).
Card đồ họa: hỗ trợ DirectX 9 và trình điều khiển đồ họa kiến trúc cho card màn hình trình WDDM (Windows Display Driver Model). Ngoài ra, để sử dụng các ứng dụng trên Windows Store, người dùng cần sở hữu một màn hình máy tính có độ phân giải tối thiểu 1024x768 pixel. Tuy nhiên Microsoft khuyên người dùng nên có độ phân giải 1366 x768 để có thể tận dụng hết sức mạnh của giao diện Metro đặc trưng.
Bên cạnh việc trang bị để hỗ trợ hoàn toàn cảm ứng, Windows 8 cũng như trước đây khi cung cấp đầy đủ các tùy chọn cho chuột và bàn phím. Microsoft cũng đã biến 4 góc màn hình của Windows thành 4 góc “ma thuật”, mà khi di chuyển con trỏ chuột đến đó sẽ kích hoạt 4 tính năng khác nhau của Windows, chẳng hạn như khi chuyển chuột đến 1 góc sẽ kích hoạt danh sách các chức năng điều khiển…
Chức năng Copy dữ liệu trên Windows 8 cũng đã được thiết kế lại, cho phép người dùng tạm ngừng quá trình sao chép khi cần thiết và trở lại sau này. Nếu gặp lỗi trong quá trình sao chép dữ liệu, người dùng có thể phục hồi và tiếp tục từ thời điểm bị lỗi.
Các ứng dụng trong Windows 8 sẽ giao tiếp và tương tác nhuần nhuyễn với nhau, chẳng hạn người dùng có thể dễ dàng chọn và gửi e-mail các hình ảnh từ những "không gian" khác nhau như Facebook, Flickr hoặc trong ổ cứng. Bên cạnh đó, OS gây ấn tượng với khả năng "roaming tức thì", tức người dùng có thể đồng bộ tất cả nội dung như hình ảnh, e-mail, lịch, danh bạ thông qua ứng dụng SkyDrive để truy cập trên bất kỳ trình duyệt nào.
Một điểm mới nữa trong Windows 8 là kho ứng dụng Windows Store, cho phép các nhà phát triển giới thiệu và kinh doanh ứng dụng trong khi người dùng sẽ tiếp cận phần mềm mới nhanh chóng hơn.
Microsoft nhấn mạnh Windows 8 chạy trên mọi thiết bị với mọi định dạng và kích cỡ, sử dụng chipset ARM hay x86 (x32 và x64). Nói cách khác, Windows 8 hoạt động trên một dải rộng sản phẩm từ máy tính bảng và laptop 10 inch tới những hệ thống "tất cả trong một" với màn hình HD kích cỡ lớn.
Windows 8 cũng tương thích với thiết bị phần cứng và chương trình đang hoạt động trên Windows 7 mà không cần điều chỉnh và đạt hiệu suất như người dùng mong đợi từ một chiếc máy tính.
( Theo bkav.com.vn )
Không có nhận xét nào: